12B1 CHUYÊN TOÁN 1989-1992

Chào mừng bạn đến thăm ngôi nhà của chúng tôi - Lớp 12B1 Chuyên Toán (1989-1992) - Đại học Vinh.

Nếu bạn là thành viên thì tại sao bạn không đăng nhập đi nhỉ? Chúng tôi luôn vui mừng khi đón bạn trở về ngôi nhà này. Đừng nên ẩn dật hoặc bỏ đi bạn nhé.

Nếu bạn là khách xin bạn cứ tự nhiên như ở nhà. Tuy nhiên, đây là diễn đàn của lớp nên bạn không thể đăng ký thành viên được. Chúc bạn có những giây phút thư giãn tuyệt vời với chúng tôi Smile

Join the forum, it's quick and easy

12B1 CHUYÊN TOÁN 1989-1992

Chào mừng bạn đến thăm ngôi nhà của chúng tôi - Lớp 12B1 Chuyên Toán (1989-1992) - Đại học Vinh.

Nếu bạn là thành viên thì tại sao bạn không đăng nhập đi nhỉ? Chúng tôi luôn vui mừng khi đón bạn trở về ngôi nhà này. Đừng nên ẩn dật hoặc bỏ đi bạn nhé.

Nếu bạn là khách xin bạn cứ tự nhiên như ở nhà. Tuy nhiên, đây là diễn đàn của lớp nên bạn không thể đăng ký thành viên được. Chúc bạn có những giây phút thư giãn tuyệt vời với chúng tôi Smile

12B1 CHUYÊN TOÁN 1989-1992

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
12B1 CHUYÊN TOÁN 1989-1992

KẾT NỐI BẠN BÈ - HƯỚNG VỀ QUÊ HƯƠNG

chao mung ban den dien dan chuyen toan vinh

Latest topics

» HAPPY BIRTHDAY!
by Gió Lào 13/2/2013, 13:38

» Cảm xúc tháng Mười một (Viết cho tuổi 37)
by Gió Lào 23/11/2012, 11:49

» Tạm biệt tháng 9
by Gió Lào 14/11/2012, 17:18

» Cảm xúc tháng Mười
by Gió Lào 14/11/2012, 17:03

» Tạm biệt tháng 10
by Gió Lào 14/11/2012, 17:01

» HAPPY VIETNAMESE WOMAN DAY
by Dungboi 24/10/2012, 11:17

» GÓC LÃNG MẠN
by Gió Lào 20/9/2012, 14:23

» Suy ngẫm về cuộc sống thường ngày
by Dungboi 17/9/2012, 13:47

» ĐỐ VUI CÓ THƯỞNG
by lamtanvth 12/9/2012, 09:12

» Nhật ký Kyoto
by Gió Lào 10/9/2012, 10:53

» XIN CHÚC MỪNG LỚP TA CÓ THÊM THÀNH VIÊN NHÍ
by NIEN CS 8/9/2012, 02:46

» Cảm xúc tháng Chín
by Gió Lào 4/9/2012, 13:27

Top posters

haopt (2395)
Những kinh nghiệm quý cho bản thân Bar_leftNhững kinh nghiệm quý cho bản thân BarNhững kinh nghiệm quý cho bản thân Bar_right 
Gió Lào (851)
Những kinh nghiệm quý cho bản thân Bar_leftNhững kinh nghiệm quý cho bản thân BarNhững kinh nghiệm quý cho bản thân Bar_right 
hoang hung (664)
Những kinh nghiệm quý cho bản thân Bar_leftNhững kinh nghiệm quý cho bản thân BarNhững kinh nghiệm quý cho bản thân Bar_right 
Quy (374)
Những kinh nghiệm quý cho bản thân Bar_leftNhững kinh nghiệm quý cho bản thân BarNhững kinh nghiệm quý cho bản thân Bar_right 
canhhv (372)
Những kinh nghiệm quý cho bản thân Bar_leftNhững kinh nghiệm quý cho bản thân BarNhững kinh nghiệm quý cho bản thân Bar_right 
Tang (306)
Những kinh nghiệm quý cho bản thân Bar_leftNhững kinh nghiệm quý cho bản thân BarNhững kinh nghiệm quý cho bản thân Bar_right 
nguyentrongtinh75 (305)
Những kinh nghiệm quý cho bản thân Bar_leftNhững kinh nghiệm quý cho bản thân BarNhững kinh nghiệm quý cho bản thân Bar_right 
NIEN CS (210)
Những kinh nghiệm quý cho bản thân Bar_leftNhững kinh nghiệm quý cho bản thân BarNhững kinh nghiệm quý cho bản thân Bar_right 
Dungboi (202)
Những kinh nghiệm quý cho bản thân Bar_leftNhững kinh nghiệm quý cho bản thân BarNhững kinh nghiệm quý cho bản thân Bar_right 
chunghuyen (194)
Những kinh nghiệm quý cho bản thân Bar_leftNhững kinh nghiệm quý cho bản thân BarNhững kinh nghiệm quý cho bản thân Bar_right 

    Những kinh nghiệm quý cho bản thân

    haopt
    haopt
    Admin


    Tổng điểm : 2506
    Tổng điểm : 6

    Những kinh nghiệm quý cho bản thân Empty Những kinh nghiệm quý cho bản thân

    Bài gửi by haopt 24/11/2010, 10:45

    Làm thế nào để sống sót trong đám đông chạy loạn?

    Bác sĩ Quản Hồng Đức, Công ty TNHH Dòng kẻ phân tích nguyên nhân thảm họa chết người từ những đám đông và cách tự bảo vệ mình an toàn nếu không may lâm vào tình trạng tương tự.

    Từ đầu năm đến nay, thế giới đã chứng kiến 4 thảm họa chết người từ sự hỗn loạn và giẫm đạp lên nhau khi tìm cách thoát khỏi đám đông, tại những sự kiện hoặc lễ hội tổ chức trên thế giới.

    Ngày 4/3 đánh dấu thảm họa đầu tiên khi ít nhất 71 người chết và hơn 200 người khác bị thương khi đang tham dự lễ hội tại ngôi đền Ram Janki, tỉnh Kunda, Ấn Độ. Đám đông trở nên hỗn loạn và giẫm đạp lên nhau để thoát thân sau khi cửa của ngôi đền bị đổ sập.

    Một thảm họa khác xảy ra vào ngày 6/6 làm 14 người bị thương tại sân vận động Makulong, khi vé vào cửa được phát miễn phí để xem trận đấu giao hữu giữa hai đội bóng Nigeria và Bắc Triều Tiên. Đám đông hâm mộ chen lấn, giẫm đạp lên nhau để giành cho được tấm vé vào cửa.

    Sự kiện gần đây nhất xảy ra vào ngày 24/7 tại thành phố Duisburg, Đức, trong Liên hoan âm nhạc điện tử mang tên “Đám rước tình yêu”. 21 người chết và hơn 500 người bị thương trong đám đông hỗn loạn chưa từng thấy.

    Và hôm qua, có ít nhất 349 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương tại lễ hội nước ở Phnom Penh, Campuchia. Đám đông người tham dự lễ hội chen lấn, xô đẩy và giẫm đạp lên nhau thoát ra ngoài sau khi có tin cây cầu hẹp nối thành phố với một hòn đảo nhỏ nơi diễn ra lễ hội bị yếu và có nguy cơ sập.

    Đây cũng là một trong những thảm họa kinh hoàng làm chết nhiều người nhất trong thế kỷ 21 (Vụ tồi tệ nhất giết chết hơn 1.000 người xảy ra vào ngày 31/8/2005 trên cầu Baghdad, Iraq).

    Rõ ràng trong thế giới và xã hội hôm nay, con người đã và đang phải đối mặt với một loại thảm họa mới xuất hiện thường xuyên hơn, gây hậu quả ngày càng nghiêm trọng hơn: Thảm họa chết người từ những đám đông.

    Nhìn lại lịch sử, chúng ta dễ dàng nhận thấy mức độ thường xuyên và nghiêm trọng tăng lên rõ rệt. Nếu trong thế kỷ thứ 19 chỉ có 5 thảm họa tương tự thì con số này đã là 22 trong thế kỷ 20. Và tính đến ngày hôm nay của thế kỷ 21, số vụ giẫm đạp chết người đã lên tới 29.
    Điều này thực ra không có gì khó hiểu khi mà ngày càng có nhiều lễ hội, sự kiện được tổ chức ở khắp nơi trên thế giới và cả ở Việt Nam, cho những mục đích khác nhau như âm nhạc, thể thao, chính trị hoặc tôn giáo… thu hút sự quan tâm của hàng triệu người. Hơn nữa, con người của ngày hôm nay dường như cũng nhạy cảm hơn trước đây, với những nguy cơ, rủi ro liên quan đến an toàn và an ninh của bản thân cùng những người xung quanh.

    Thống kê này được tổng hợp và phân tích từ 215 thảm họa, trong đó có 49 vụ liên quan đến các sự kiện thể thao, 25 trường hợp xuất phát từ sự kiện âm nhạc, 38 từ chính trị và 41 bắt đầu bởi các sự kiện tôn giáo. 60 vụ còn lại liên quan đến những sự kiện và nguyên nhân khác nhau.

    Qua phân tích chúng ta thấy rất rõ, số lượng người chết kỷ lục thuộc về các thảm họa có liên quan đến các sự kiện tôn giáo.

    Điều này có thể giải thích rằng, số lượng người tham gia tại một sự kiện tôn giáo lớn hơn rất nhiều so với những sự kiện khác. Hơn nữa, khả năng nhận định và phân tích các tình huống nguy hiểm ở những người đang tham dự sự kiện tôn giáo cũng phần nào hạn chế bởi khung cảnh của sự kiện, bởi sự tập trung tinh thần và tín ngưỡng vào các hoạt động chính.

    Sự tập trung này phần nào làm mất đi khả năng nhận thức những mối nguy và rủi ro xung quanh. Nên khi có một sự cố, thậm chí chỉ là một tin đồn thất thiệt về một sự cố, những người tham gia sự kiện dễ dàng rơi vào trạng thái của sự hoảng sợ quá mức. Họ như “bừng tỉnh” để trở về với thế giới thực và phản xạ bản năng với những nguy hiểm xung quanh.

    Vậy điều gì thực sự đã diễn ra trong những đám đông hỗn loạn đó và nguyên nhân nào đã trực tiếp gây ra những cái chết cho những nạn nhân? Chúng tôi sẽ phân tích các nguyên nhân dưới góc độ chuyên môn và đưa ra những gợi ý giúp độc giả VnExpress.net có những giải pháp và hành động chính xác nếu không may ở trong những hoàn cảnh tương tự.

    Có 3 nguyên nhân dẫn đến những cái chết trong đám đông hỗn loạn và giẫm đạp lên nhau. Đó là:
    1. Sự ngạt thở (đây là nguyên nhân hàng đầu)
    2. Sự chèn ép quá mức (khi đám đông xô đẩy nhau)
    3. Sự giẫm đạp (khi nạn nhân bị ngã và bị người khác giẫm đạp lên người)

    Qua phân tích những thảm họa xảy ra gần đây, chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết nạn nhân tử vong là do các nguyên nhân kể trên. Có rất ít số liệu và báo cáo cho thấy có nạn nhân tử vong vì những sự cố thực sự gây ra thảm họa như cháy, nổ…, vì thực tế nguyên nhân này sẽ được các nhà chức trách xử lý kịp thời trước khi có hậu quả. Nếu có thì thường con số thương vong không lớn.

    Chúng tôi muốn các bạn lưu ý nguyên tắc đầu tiên để có thể tự cứu mình trong những hoàn cảnh tương tự: Đó là kiểm soát sự sợ hãi (vì nghĩ mình sẽ chết bởi sự cố trong sự kiện). Bạn nên nhớ rằng, nhà chức trách luôn chuẩn bị sẵn các phương án và phương tiện để đối phó với sự cố không mong muốn xảy ra trong một sự kiện. Đó là yêu cầu bắt buộc trong công tác chuẩn bị tổ chức một sự kiện có đông người tham gia.

    Bạn nên nhớ rằng: Người ta thường chết vì hậu quả của sự sợ hãi, chứ ít người chết vì nguyên nhân gây ra nỗi sợ hãi

    Để tăng khả năng kiểm soát sự sợ hãi trong một đám đông hỗn loạn tại một sự kiện, bạn cần chuẩn bị những điều sau đây khi quyết định tham gia sự kiện:
    - Quyết định loại sự kiện bạn sẽ tham gia (bạn nên lưu ý đến những phân tích về số người chết liên quan đến sự kiện trong phần đầu bài viết).
    - Xem xét yếu tố sức khỏe của bản thân. Ví dụ nếu bạn bị hen suyễn, bệnh tim mạch, hoặc đang có vấn đề về cơ, xương, khớp hay có vết thương đang được điều trị, thì tốt nhất là không nên tham gia sự kiện.
    - Xem xét về địa điểm tổ chức sự kiện: trong nhà hay ngoài trời. Nếu sự kiện tổ chức trong nhà thì bạn nên quan tâm đến việc thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp. Nếu sự kiện tổ chức ngoài trời, nên quan tâm đến không gian cũng như định vị các vị trí (tòa nhà, công viên…) nơi bạn có thể thoát hiểm khỏi khu vực diễn ra sự kiện trong trường hợp khẩn cấp. Điều này giúp bạn dễ dàng nhận ra hướng thoát hiểm khi đang ở trong đám đông.
    - Không nên mang những vật sắc nhọn trong người khi tham gia sự kiện. Những vật dụng sắc nhọn có thể làm bạn bị thương khi bị đám đông chen lấn, xô đẩy.
    - Bạn nên mang theo điện thoại di động và cố gắng duy trì liên lạc với người thân, bạn bè qua điện thoại nếu đang bị kẹt trong đám đông. Cũng nên nhớ sạc pin điện thoại trước khi đi đến sự kiện.
    - Không nên mang theo trẻ em khi tham dự những sự kiện có đông người tham gia.

    Còn khi đang kẹt cứng trong một đám đông, và đám đông trở nên ngày một hỗn loạn hơn, khó kiểm soát hơn, bạn sẽ phải làm gì?

    Bạn nên nhớ, nguyên nhân chủ yếu gây ra cái chết cho những nạn nhân là sự ngạt thở. Vì vậy, hãy bình tĩnh và kiểm soát sự sợ hãi. Hãy ngẩng đầu cao hơn để lấy thêm không khí.

    Bạn cũng cần biết rằng, khi 6 hoặc 7 người cùng đẩy về một phía thì lực đẩy có thể lên đến gần 500 kg. Lực này đủ để bẻ cong một thanh sắt hoặc làm đổ một bức tường. Những nạn nhân tử vong thường được tìm thấy ở tư thế đứng. Thậm chí khi đám đông được giải tán, họ chết khi vẫn đang đứng như vậy. Những nạn nhân này thường chết vì bị gẫy xương sườn hoặc vỡ nội tạng bên trong cơ thể do bị chèn ép. Xương sườn gãy và vỡ nội tạng do lực ép trực tiếp lên cơ thể từ phía trước và phía sau. Vì vậy khi di chuyển trong đám đông, tư thế tốt nhất là di chuyển ngang để lực ép của đám đông lên cạnh bên cơ thể bạn.

    Để tăng khả năng sống sót khi bị kẹt trong một đám đông bắt đầu hỗn loạn vì một sự cố nào đó, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
    - Bình tĩnh để xem xét thông tin về sự cố đang xảy ra (sự chính xác của thông tin, loại sự cố: cháy, nổ, sập công trình...)
    - Trong những phút đầu tiên, tuyệt đối không chạy theo phần lớn đám đông. Khả năng bạn bị kẹt lại trong đám đông lớn hơn rất nhiều so với cơ hội thoát ra được khi có cùng lúc nhiều người chạy về một hướng.
    - Quan sát xung quanh tìm những vị trí bạn đã định vị sẵn (như tòa nhà, công viên... hay cửa thoát hiểm gần nhất) và tìm cách di chuyển về hướng đã định vị.
    - Quan sát xung quanh để tìm những nhân viên cứu hộ, cứu nạn hoặc những người tham gia sự kiện mà họ biết nhiều thông tin hơn bạn.
    Thông thường, trong đám đông hỗn loạn, giẫm đạp lên nhau thì rất ít
    người chú ý xung quanh. Họ thường chỉ nhìn về hướng phía trước nơi họ sẽ chạy đến. Có rất nhiều người biết hướng thoát nạn tốt nhất nhưng không ai nghe họ trong những trường hợp như vậy. Cũng có khi những người này đang ở vị trí cao hơn bạn (trên cây, bờ tường…) và từ vị trí này họ quan sát tốt hơn và xa hơn. Hãy cố gắng nhìn họ và theo chỉ dẫn của họ.
    - Hãy tìm cách liên lạc với người thân và yêu cầu cung cấp thêm thông tin nếu họ đang ở một vị trí khác.
    - Lưu ý những hậu quả của sự cố trực tiếp (khói, khí độc từ vụ hỏa hoạn). Bạn hãy quan sát hướng bay lên của khói để xác định hướng đi cho mình

    Nếu bạn chắc chắn đang kẹt cứng trong một đám đông, bạn đừng cố gắng đi ngược lại dòng người. Điều này làm bạn mất sức và sẽ dễ bị tấn công bởi người khác và bạn sẽ bị ngã. Nếu bạn bị ngã trong một đám đông hỗn loạn, giẫm đạp lên nhau thì khả năng tử vong rất lớn.

    Tốt nhất bạn hãy di chuyển cùng dòng người, hãy để lực của người khác đưa bạn đi, bạn đừng cố gắng cắt ngang hoặc đi ngược lại. Di chuyển ngang cùng dòng người và quan sát xung quanh tìm cơ hội thoát hiểm.
    Cuối cùng, bạn hãy ghi nhớ rằng: Chỉ có một cách duy nhất giúp bạn thoát khỏi thảm họa, đó là: Sự bình tĩnh. Hãy để sự bình tĩnh đưa bạn đến sự phán đoán và hành động chính xác nhất.

    Bác sĩ Quản Hồng Đức
    Công ty TNHH một thành viên Dòng kẻ

    haopt
    haopt
    Admin


    Tổng điểm : 2506
    Tổng điểm : 6

    Những kinh nghiệm quý cho bản thân Empty Re: Những kinh nghiệm quý cho bản thân

    Bài gửi by haopt 24/11/2010, 10:56

    'Nhiều người chết oan vì bỏ quên văn hóa an toàn'

    Cái chết của một trong hai bé trai ở Khánh Hòa sau vụ lở núi hôm 2/1 khiến nhiều bạn đọc VnExpress.net băn khoăn: "Cháu bé có thể sống nếu trang thiết bị cấp cứu hiện đại hơn; cha mẹ cháu chuyển đến nơi an toàn hơn?".

    Bác sĩ Quản Hồng Đức, Giám đốc điều hành Công ty The Liner, viết cho VnExpress.net, phân tích khả năng sống còn của các cháu bé trong trường hợp này và văn hóa an toàn trong xã hội.

    Như lệ thường, sẽ chẳng có gì để nói nếu chúng ta đóng sự việc này lại bằng câu kết luận rất phổ biến: đó là sự không may, hoặc khác đi thì đó là số phận, như bài viết “mưa lũ vẫn bám riết lấy số phận của hai em”. Sống trong một xã hội có quá nhiều rủi ro cộng thêm số phận “hẩm hiu”, thì việc cầm chắc cái chết trong một hoàn cảnh nào đó có lẽ chẳng cần phải bàn thêm nữa.

    Tôi đọc 5 lời bình luận của độc giả xung quanh sự việc này, thấy hầu hết mọi người đều cho rằng cái chết của bé Nhất là do sự yếu kém, lạc hậu của hệ thống cấp cứu, cứu nạn.

    Theo tôi, ý kiến này nên được đưa ra để thảo luận nhưng không thể kết luận đó là nguyên nhân dẫn đến cái chết của bé Nhất. Cả hai bé Nhất và Huy đều quá nhỏ để có thể nhận thức được sự nguy hiểm. Các bé đều hoàn toàn không có khả năng tự bảo vệ mình. Vả lại hơn một tiếng đồng hồ bị vùi trong đống đổ nát thì sống sót được là một điều may mắn.
    Có thể có ai đó sẽ cho rằng lúc được đưa ra khỏi đống đổ nát đó bé Nhất bất tỉnh nhưng vẫn còn những dấu hiệu của sự sống thì bé phải được cứu sống. Suy nghĩ này đầy tình người nhưng không hoàn toàn đúng. Đã có bao nhiêu trường hợp các bác sĩ đã phải bất lực nhìn tử thần cướp đi mạng sống bệnh nhân của mình tại bệnh viện, trong điều kiện trang, thiết bị y tế hiện đại nhưng vì tai nạn hoặc bệnh quá hiểm nghèo vượt quá khả năng hiện tại của ngành y tế.

    Nói như vậy, không phải để bao biện cho những yếu kém của ngành y tế, của hệ thống cứu hộ cứu nạn, mà để cho chúng ta có cái nhìn khách quan hơn, công bằng hơn.

    Tuy vậy, có những cái chết mà chúng ta không còn gì phải ân hận vì đã làm hết sức và bằng tất cả những gì mình có. Nhưng cũng có cái chết để lại cho người còn sống, người trong cuộc nhiều trăn trở với những câu hỏi chưa có lời giải đáp. Liệu có thật sự chúng ta “bó tay” trước số phận của người không may, hay chúng ta đã chưa có sự chuẩn bị tốt nhất và chưa làm hết sức để chiến thắng số phận không may dành cho họ?

    Trong trường hợp này, tôi tin chắc rằng bạn đọc sẽ được an ủi hơn nếu họ biết được rằng bé Nhất tử vong là do chấn thương quá nặng, mặc dù được cấp cứu kịp thời ngay trên xe cứu thương bằng những trang, thiết bị tốt nhất. Đã từng có bài báo trước đây viết về những chiếc xe cứu thương ngoài chiếc còi hú ưu tiên và chiếc cáng thì không có gì khác. Có bạn đọc bình luận bài viết này nói rằng bạn sống ở Mỹ và chỉ cần gọi 911 thì máy bay trực thăng sẽ đến để tham gia cứu hộ, cứu nạn và đưa nạn nhân đi cấp cứu.

    Có lẽ chẳng cần phải sang Mỹ hoặc sống ở Mỹ, các bạn chỉ cần xem những bộ phim của phương Tây về tai nạn, thảm họa thì hình ảnh nhân viên y tế có mặt tại hiện trường để đón nạn nhân và ngay sau khi chạm được vào người nạn nhân, họ lập tức choàng lên người nạn nhân một tấm chăn đặc biệt để chống mất nhiệt và chụp vào mũi nạn nhân mặt nạ ôxy. Đó là hình ảnh của trang, thiết bị hay của sự chuyên nghiệp.

    Theo tôi, đó là hình ảnh của sự quan tâm đến quyền của người dân: quyền được bảo vệ và quyền được sống khỏe. Mà nếu nói rộng thêm nữa thì đó là văn hóa - văn hóa an toàn tồn tại trong xã hội. Chúng ta không thiếu nhân lực, chúng ta không thiếu tình người trong lúc hoạn nạn, khó khăn, vì đó là phẩm chất của người Việt. Bằng chứng là trên chiếc xe cứu thương đưa hai bé Nhất và Huy, nhân viên y tế đi cùng là một bác sĩ - Bác sĩ Lê Hữu Hải.

    Ở nước ngoài, nhân viên y tế trên những chiếc xe cứu thương thường không phải là bác sĩ, họ là những nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp về cứu nạn, cứu hộ và cấp cứu (tiếng Anh gọi là Medic hoặc Paramedic). Nhưng cái họ hơn chúng ta đó là trang, thiết bị cấp cứu và tính chuyên nghiệp trong công tác cứu nạn, cứu hộ. Mà xét cho cùng, những cái thiếu này của chúng ta không hoàn toàn nằm ở khía cạnh tài chính mà ở suy nghĩ của những nhà quản lý các cấp.
    Cho phép tôi được khép lại những suy nghĩ của mình trong bài viết này bằng một kỷ niệm khó quên của tôi ở một tập đoàn nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam. Cách đây 2 năm, ban lãnh đạo công ty đưa ra ý kiến là cần trang bị một xe cứu thương chuyên dụng tại nhà máy trong khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi và thống nhất là sẽ thuê xe.

    Sau khi biết giá thuê của chiếc xe hơn 30 triệu đồng một tháng, tôi đã tròn mắt ngạc nhiên nhìn người sếp của mình vì cho rằng đó là lãng phí, và hơn nữa nhà máy chỉ cách Bệnh viện Củ Chi không tới 10 phút đi lại. Vị sếp nhìn tôi và nói: “Chúng ta đang xây dựng văn hóa an toàn, và cái này là một phần của văn hóa. Văn hóa an toàn được xây dựng trước hết bằng cái tâm của người quản lý, và cái tâm đó được thể hiện bằng hành động: làm tất cả những gì có thể làm được vì sự an toàn cao nhất cho người lao động”.

    Sau hơn 2 năm, chiếc xe cứu thương hiện đại đó vẫn ngày đêm túc trực tại nhà máy công ty dù số lần sử dụng đếm không hết trên đầu ngón tay. Tôi hiểu đó không phải là sự lãng phí, đó cũng không phải là cách chơi của “đại gia” có tiền, mà là sự quan tâm của cấp quản lý, những người luôn mong muốn những điều tốt nhất cho nhân viên của mình. Đó là Văn Hóa An Toàn - một hình thái văn hóa mang đậm nét nhân văn.

    Tôi đau lòng khi chợt nhận ra rằng, viết về những cái chết hình như đang trở thành dòng tin thường xuyên trên tất cả báo hàng ngày. Tôi thực sự không dám tin vào những gì mình đang chứng kiến hàng ngày về những cái chết, vì nó cho tôi cảm giác về một xã hội không an toàn, rằng mình có thể chết vì bất kỳ một lý do nào.

    Hình như ngày nào cũng đọc, cũng chứng kiến những cái chết như vậy, con người ta sẽ dần trở nên thờ ơ hơn, vô tâm hơn. Vô tình đọc tin tức về một cái chết nào đó, người ta cũng dễ dàng vô tình bỏ qua vì cho rằng đó là điều bình thường thôi. Có lẽ ai đó sẽ phải dóng lên hồi chuông báo động vì những thứ bất thường đang dần trở nên bình thường trong xã hội ngày nay. Người ta trở nên “hồn nhiên” hơn, vô tâm hơn và cũng chẳng có gì đáng phải nghĩ, phải làm sau những cái chết của đồng loại mình nữa.

    Bác sĩ Quản Hồng Đức
    Giám đốc điều hành The Liner Company Limited


    haopt
    haopt
    Admin


    Tổng điểm : 2506
    Tổng điểm : 6

    Những kinh nghiệm quý cho bản thân Empty Re: Những kinh nghiệm quý cho bản thân

    Bài gửi by haopt 24/11/2010, 11:00

    Loạt bài của Bác sĩ Quản Hồng Đức thật đáng xem và suy ngẫm.
    Đây là đường link gốc:
    http://vnexpress.net/GL/Doi-song/2010/11/3BA23567/

    Ngoài ra còn có bài về chiếc xe bị lũ cuốn tại Hà Tĩnh. Mọi người tranh thủ đọc nhé.

    Sponsored content


    Những kinh nghiệm quý cho bản thân Empty Re: Những kinh nghiệm quý cho bản thân

    Bài gửi by Sponsored content


      Hôm nay: 2/5/2024, 19:24