12B1 CHUYÊN TOÁN 1989-1992

Chào mừng bạn đến thăm ngôi nhà của chúng tôi - Lớp 12B1 Chuyên Toán (1989-1992) - Đại học Vinh.

Nếu bạn là thành viên thì tại sao bạn không đăng nhập đi nhỉ? Chúng tôi luôn vui mừng khi đón bạn trở về ngôi nhà này. Đừng nên ẩn dật hoặc bỏ đi bạn nhé.

Nếu bạn là khách xin bạn cứ tự nhiên như ở nhà. Tuy nhiên, đây là diễn đàn của lớp nên bạn không thể đăng ký thành viên được. Chúc bạn có những giây phút thư giãn tuyệt vời với chúng tôi Smile

Join the forum, it's quick and easy

12B1 CHUYÊN TOÁN 1989-1992

Chào mừng bạn đến thăm ngôi nhà của chúng tôi - Lớp 12B1 Chuyên Toán (1989-1992) - Đại học Vinh.

Nếu bạn là thành viên thì tại sao bạn không đăng nhập đi nhỉ? Chúng tôi luôn vui mừng khi đón bạn trở về ngôi nhà này. Đừng nên ẩn dật hoặc bỏ đi bạn nhé.

Nếu bạn là khách xin bạn cứ tự nhiên như ở nhà. Tuy nhiên, đây là diễn đàn của lớp nên bạn không thể đăng ký thành viên được. Chúc bạn có những giây phút thư giãn tuyệt vời với chúng tôi Smile

12B1 CHUYÊN TOÁN 1989-1992

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
12B1 CHUYÊN TOÁN 1989-1992

KẾT NỐI BẠN BÈ - HƯỚNG VỀ QUÊ HƯƠNG

chao mung ban den dien dan chuyen toan vinh

Latest topics

» HAPPY BIRTHDAY!
by Gió Lào 13/2/2013, 13:38

» Cảm xúc tháng Mười một (Viết cho tuổi 37)
by Gió Lào 23/11/2012, 11:49

» Tạm biệt tháng 9
by Gió Lào 14/11/2012, 17:18

» Cảm xúc tháng Mười
by Gió Lào 14/11/2012, 17:03

» Tạm biệt tháng 10
by Gió Lào 14/11/2012, 17:01

» HAPPY VIETNAMESE WOMAN DAY
by Dungboi 24/10/2012, 11:17

» GÓC LÃNG MẠN
by Gió Lào 20/9/2012, 14:23

» Suy ngẫm về cuộc sống thường ngày
by Dungboi 17/9/2012, 13:47

» ĐỐ VUI CÓ THƯỞNG
by lamtanvth 12/9/2012, 09:12

» Nhật ký Kyoto
by Gió Lào 10/9/2012, 10:53

» XIN CHÚC MỪNG LỚP TA CÓ THÊM THÀNH VIÊN NHÍ
by NIEN CS 8/9/2012, 02:46

» Cảm xúc tháng Chín
by Gió Lào 4/9/2012, 13:27

Top posters

haopt (2395)
Hãy đọc, thư giãn với một số bài thi văn tốt nghiệp của học sinh cấp 3 Bar_leftHãy đọc, thư giãn với một số bài thi văn tốt nghiệp của học sinh cấp 3 BarHãy đọc, thư giãn với một số bài thi văn tốt nghiệp của học sinh cấp 3 Bar_right 
Gió Lào (851)
Hãy đọc, thư giãn với một số bài thi văn tốt nghiệp của học sinh cấp 3 Bar_leftHãy đọc, thư giãn với một số bài thi văn tốt nghiệp của học sinh cấp 3 BarHãy đọc, thư giãn với một số bài thi văn tốt nghiệp của học sinh cấp 3 Bar_right 
hoang hung (664)
Hãy đọc, thư giãn với một số bài thi văn tốt nghiệp của học sinh cấp 3 Bar_leftHãy đọc, thư giãn với một số bài thi văn tốt nghiệp của học sinh cấp 3 BarHãy đọc, thư giãn với một số bài thi văn tốt nghiệp của học sinh cấp 3 Bar_right 
Quy (374)
Hãy đọc, thư giãn với một số bài thi văn tốt nghiệp của học sinh cấp 3 Bar_leftHãy đọc, thư giãn với một số bài thi văn tốt nghiệp của học sinh cấp 3 BarHãy đọc, thư giãn với một số bài thi văn tốt nghiệp của học sinh cấp 3 Bar_right 
canhhv (372)
Hãy đọc, thư giãn với một số bài thi văn tốt nghiệp của học sinh cấp 3 Bar_leftHãy đọc, thư giãn với một số bài thi văn tốt nghiệp của học sinh cấp 3 BarHãy đọc, thư giãn với một số bài thi văn tốt nghiệp của học sinh cấp 3 Bar_right 
Tang (306)
Hãy đọc, thư giãn với một số bài thi văn tốt nghiệp của học sinh cấp 3 Bar_leftHãy đọc, thư giãn với một số bài thi văn tốt nghiệp của học sinh cấp 3 BarHãy đọc, thư giãn với một số bài thi văn tốt nghiệp của học sinh cấp 3 Bar_right 
nguyentrongtinh75 (305)
Hãy đọc, thư giãn với một số bài thi văn tốt nghiệp của học sinh cấp 3 Bar_leftHãy đọc, thư giãn với một số bài thi văn tốt nghiệp của học sinh cấp 3 BarHãy đọc, thư giãn với một số bài thi văn tốt nghiệp của học sinh cấp 3 Bar_right 
NIEN CS (210)
Hãy đọc, thư giãn với một số bài thi văn tốt nghiệp của học sinh cấp 3 Bar_leftHãy đọc, thư giãn với một số bài thi văn tốt nghiệp của học sinh cấp 3 BarHãy đọc, thư giãn với một số bài thi văn tốt nghiệp của học sinh cấp 3 Bar_right 
Dungboi (202)
Hãy đọc, thư giãn với một số bài thi văn tốt nghiệp của học sinh cấp 3 Bar_leftHãy đọc, thư giãn với một số bài thi văn tốt nghiệp của học sinh cấp 3 BarHãy đọc, thư giãn với một số bài thi văn tốt nghiệp của học sinh cấp 3 Bar_right 
chunghuyen (194)
Hãy đọc, thư giãn với một số bài thi văn tốt nghiệp của học sinh cấp 3 Bar_leftHãy đọc, thư giãn với một số bài thi văn tốt nghiệp của học sinh cấp 3 BarHãy đọc, thư giãn với một số bài thi văn tốt nghiệp của học sinh cấp 3 Bar_right 

    Hãy đọc, thư giãn với một số bài thi văn tốt nghiệp của học sinh cấp 3

    avatar
    nguyentrongtinh75


    Tổng điểm : 342
    Tổng điểm : 3

    Hãy đọc, thư giãn với một số bài thi văn tốt nghiệp của học sinh cấp 3 Empty Hãy đọc, thư giãn với một số bài thi văn tốt nghiệp của học sinh cấp 3

    Bài gửi by nguyentrongtinh75 17/6/2010, 16:55

    Dù câu “Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi là đề “đóng” nhưng nhiều TS đã thể hiện khả năng “sáng tạo” kinh hoàng.

    Một TS đã tưởng tượng hoàn cảnh gia đình Việt vô cùng bi đát: “Cả gia đình em thương binh Việt bị chết sạch sẽ, cả nội ngoại cha mẹ anh chị em đều bị thằng Pháp đem ra pháp trường bắn hạ, chỉ có Việt bị thương còn sống với chị Liên đi bộ đội ở nhà chú Năm…”. Khi bị thương nằm lại rừng cao su “Việt không sợ chết mà chỉ sợ con ma lè lưỡi dài thòn lòn ngồi trên rừng cao su rên khóc đòi con… Lúc này Việt nhớ đến má, nhớ khi xin má đi bộ đội má không cho bảo chị mày lớn đi trước, mày còn nhỏ đi rủi chết như má làm sao(!)Giờ thì Việt nằm chèo queo sợ ma run run…”.

    Nếu không có óc tưởng tượng “phong phú” thì không thể nào TS viết được những dòng thế này: “Việt bị lạc đồng đội 2 ngày 5 đêm, anh lê đi đến đâu ruồi bu đen ngòm đến đó. Chỗ vết thương ra máu rất nhiều, có chỗ ướt sũng, chỗ dẻo nhẹo, chỗ thì khô cứng. Anh lê mũi lê đi trước, hai cù lôi tay nhất cánh tay anh lên, cái chân bị thương cho nó đi sau cùng, anh không biết mình đang bò lên những gì nữa vì anh đang bất tỉnh. Tỉnh dậy là anh tìm súng. Tao thấy thằng giặc là tao bắn nó liền. Súng của tao chưa hết đạn mà. Nhưng thực tế anh bị mù thì làm sao thấy mà bắn được…”.

    Khi nói về tính trẻ con gắn với những thành tích của Việt, một TS nhận xét: “Việt rất đỏng đảnh trẻ con ngay cả ở nhà lẫn ở chiến trận. Tham gia quân lính rồi nhưng Việt chưa đủ vị thành niên 17 nên không được phát súng. Việt lấy ná thun bắn chim hằng ngày đi bắn giặc. Mà Việt giỏi lắm, dù chỉ bằng công cụ thô sơ ấy mà bắn cháy được xe bọc thép và cả tiểu đoàn Mĩ chết sạch còn anh chỉ bị thương nhẹ ở chân không đi được nên lếch trong rừng cây cao su mấy ngày đêm mà không ra được”.

    Chuyện lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia không khó tìm trong bài làm của các sĩ tử năm nay. Cá biệt có TS lý giải cội nguồn lòng yêu nước, sự dũng cảm của Việt rằng “Việt được má Út Tịch sinh ra ở vùng sông nước sau khi cha và nội bị Pháp chặt đầu nên ghét thằng Pháp hơn ai hết. Việt yêu nước như mẹ, chiến đấu như mẹ, anh hùng như mẹ mình. Chị Chiến thì chẳng khác tí gì mẹ từ miếng ăn miếng ngủ cho tới chăm sóc em”.

    Nếu nữ thi sĩ Xuân Quỳnh còn sống, chắc có lẽ sẽ bật ngửa khi đọc những dòng phân tích của TS về hai khổ thơ đầu trong bài Sóng. Một TS viết “Xuân Diệu yêu đến chết ở trong lòng còn Xuân Quỳnh khi yêu phải ra ngoài biển cả mênh mông mà hò hẹn. Hình như ông hoàng thơ tình và bà hoàng thơ tình có cách yêu khác với người bình thường, đó là nét hấp dẫn mà ta thấy trong bài thơ của bà”.

    TS khác thì cho rằng “Xuân Quỳnh sống cùng thời với Hồ Xuân Hương, hai nhà thơ hợp sức lại lên án xã hội phong kiến ràng buộc yêu đương tự do, nhất là để giải thoát phụ nữ…”. Đi vào phân tích câu chữ và hình ảnh, các TS tha hồ suy diễn. Hãy đọc lời văn của TS phân tích sóng và em:
    “Xuân Quỳnh mượn sóng để nói người con trai phiêu bạc giang hồ để cho em ở lại đợi mong đến mòn mỏi, đau buồn tuyệt vọng”.


    TS khác “phát hiện” ra một điều hết sức mới mẻ rằng “Nghiên cứu kĩ bài thơ cực hay này em phát hiện ra trên thế gian này chưa có ai khám phá ra một chân lí mới như Xuân Quỳnh: sông lúc nào cũng hẹp hơn bể. Vì vậy tả tình yêu phải tả biển thôi chứ sông làm sao hiểu được tình yêu của những ai đang yêu. Bài thơ hay như thế nên khi đọc xong nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc ngay bài hát Thuyền và biển mà bây giờ ai yêu nhau cũng phải hát”.

    Phân tích các cụm từ “dữ dội – dịu êm”, “ồn ào – lặng lẽ”, một TS viết “Đó là những cung bậc của tình yêu trong một người phụ nữ. Ai cũng nói tình yêu phụ nữ khó hiểu lắm. Khi mới yêu thì họ dịu êm, lặng lẽ, khi về làm vợ rồi thì dữ dội và ồn ào. Điều này đúng thực tế lắm”.


    Giáo viên chấm thi thường xuyên bắt gặp những lỗi ngớ ngẩn trong bài làm của nhiều TS. Ở câu hỏi về tác giả Sô-lô-khốp thì TS cho rằng “Tác phẩm của Sô-lô-khốp nói về những căn bệnh tâm thần của quốc dân Trung Quốc”.

    Nhà văn người Nga này đoạt giải Nô-ben văn học nhưng các TS thì “trao” cho ông nhiều giải thưởng khác nhau: giải Nô-ben toán học, giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hóa văn nghệ, giải thưởng Ju-li-e (?!?); cũng có bài làm khẳng định ông quốc tịch Pháp, Mỹ, Ghana, Trung Quốc; gắn bó với dòng sông Nin, sông Xen; còn cho rằng Sô-lô-khốp hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, chống
    Mỹ… Có TS nói “Nguyễn Thi có bút danh Nguyễn Ngọc, tên khai sinh là Nguyễn
    Trung Thành”…


    (Nguồn: SGGP online)

    ---------------------
    Báo Tuổi trẻ

    Đây là nguyên văn một bài làm của học sinh: “Mỵ và A Phủ là một đôi thanh
    mai trúc mã, họ thực lòng thực dạ yêu nhau quên trời quên đất, mặt dù quá xá
    người cản trở nhưng họ củng lấy được nhau bằng cách dắt nhau đi vô rừng. Gia
    đình nhà thống lý bá tra là chồng trước của Mỵ đã kéo đế, Mỵ dung cùi chỏ lên,
    đánh cho bọn nó tang tát hết trơn, mỵ lại giù A phủ vô nhà, miệng của Mỵ rỉ rỉ
    mấy giọt máu. Nhà Tô Hoài đã đề cao giá trị nhân đạo bằng cách cho cô mỵ đánh bọn cường hào ác bá kia đề dành lấy tự do và tình yêu chung thủy. ( Kính thưa thầy cô, em sắp bị khống rồi, lạy thầy cô chấm nương tay cho em nhờ cậy, để thấy cô tích đứt, em cảm ơn)

    Những bài văn như thế này không thiếu. Có em chỉ cọ quẹt đôi ba dòng, viết lại
    cái đề rồi bỏ luôn phần còn lại. Bài làm văn được 1 hay 1,5 điểm phần lớn đều
    rơi vào trường hợp này. Các em cứ viết linh tinh, “quên trời quên đất”, được
    chăng hay chớ, miễn là có Mỵ và A Phủ mà chẳng cần biết mình viết gì.

    Giáo viên chấm bài thi mà cứ tức anh ách. Không biết trong số mấy nghìn bài ở
    đây, có bài nào của học trò trong lớp mình dạy không. Điều mà mình dạy với điều mà học trò học chưa chắc đã giống nhau, bởi thế mới có mấy đoạn văn “đi mây về gió” như thế này:

    - “Tây Tiến là một địa danh nổi tiếng ở miền tây, Quang Dũng đi bộ đội vào
    miền Nam, sau đó ra miền bắc rồi về miền tây nam bộ rồi lại ra miền tây. Quang
    Dũng kêu gọi các học sinh sinh viên Hà Nội lênh đường đánh giặc và bản thân ông làm tướng công công đồn dũng sĩ giết sách bọn giặc giả mang tàn nhẫn, quét sạch luôn bọn phong kiến ác ôn”.

    - “Mỵ đi ngay ra gốc cây ở ngoài rừng, ngồi phịch xuống cái gốc cây mà khóc,
    A Phủ trông thấy liền gọi Mỵ dậy và tặng cho Mỵ một con dao để Mỵ cắt dây
    trói”.

    - “ Tại sao Mỵ phải lấy A Phủ, A phủ là một thằng nhà giàu độc ác tượng
    trưng cho bọn thực dân dã mang, chúng nó thực sự đàng áp nhân dân ta dìm nhân dân ta trong bể máu”.

    Khi đọc xong đoạn văn này nhiều giám khảo chấm thi cũng lắc đầu ngao ngán vì
    không thể hiểu nổi là thí sinh đang định diễn đạt điều gì.

    “Qua một cặp vợ chồng trong đời sống hàng ngày, họ sống giản dị, trôi theo
    dòng sông đưa đẩy, họ được mọi người mến mộ tác phẩm làm cho nhà thơ không phải quên, không phải văn chương nào cũng có lòng nhân đạo nói lên rất ư là nổi bật, đó sáng tác rất nổi bật”.

    Những lời van xin khổ sở - “Cầu xin thày cô chấm dễ dễ cho em, em bị bể tủ rồi, nếu mà em dưới năm điểm môn này thì chắc em rớt quá, thầy cô làm ơn làm phước đi mà”.

    - “Chắc là em đành phải xuôi tay theo số phận ang bài quá rồi thầy cô ơi, chuyến này em rớt thiệt rồi. Hỡi ơi, đời em còn khổ hơn đời cô Mỵ nữa”.

    Đọc những bài thi, mới nhận ra khả năng bình luận văn chương của các nhà phê
    bình văn học kém hẳn so với “ tài năng” của các em: “Có thể chắc chắn một điều
    chắc chắn rằng, trong Tây tiến đã phơi bày của mình hết sức trầm trọng làm chúng ta hiểu biết về ông rất là nhiều”.

    Còn đây là một kiểu suy diễn… chết người, ai manh nha tham vọng thành nhà
    thơ, đọc rồi sẽ tuyên bố bỏ nghề làm thơ:

    “Quân xanh màu lá tức là màu xanh của màu huy vọng mông rằng quân ta tòn thắng”;
    “ Sông Mã gầm lên là vì tuy các anh đã được dùi xâu dưới lòng đất đến thiên
    nhiên cảnh vật cũng phải khiếp sợ huống chi là con người nên sông mã mới gằm lên um sùm như thế chứ”; “Chiến trường đi không tiếc đời anh đời anh câu thơ thực là dí dỏm tinh nghịch quá”. Quang Dũng mà sống lại có lẽ cũng phải… bó tay!

    Còn tác giả của “Dế Mèn” yêu quí của bạn nhỏ thì không biết sẽ bình luận gì
    trước những nhà bình luận văn chương tài ba này:

    “Mỳ và A Sử sống gần gủi thân mặt nhau dần dần nảy sinh tình cảm, hạnh phúc
    xuất phát từ sự đau khổ xã hội phong kiến lại không chấp nhận mối nhân duyên ấy nên họ càng đau khổ càng mất hạnh phúc”.

    Còn giám thị ắt hẳn sẽ kinh hoàng khi đọc thấy cái mở bài này: “Hôm nay, bữa
    thi đầu tiên, thấy thầy giám thị phát đề văn, thầy đi đi lại lại, y chang mấy
    người lính tây tiến nên em có cảm hứng phân tích một đoạn bài Tây Tiến”.

    Tổ trưởng tổ chấm văn của một trường cấp 3 nói nửa đùa nửa thật: “Các thầy
    cô đừng có bắt lỗi chính tả làm gì, bắt lỗi chính tả thì không còn thời gian để
    chấm bài nữa, kệ, miễn học sinh viết được tiếng Việt thì thôi, mình đọc hiểu là
    được rồi, đừng có viết thành tiếng Tây tiếng Tàu là được. Một mắt nhắm, một mắt mở mà chấm, chấm mà mở hai mắt thì tối ngủ gặp ác mộng đó, tụi nó tưởng tượng khiếp quá mà”.

      Hôm nay: 28/4/2024, 23:11